11 Công Dụng Tuyệt Vời Của Rau Chân Vịt
Tháng Mười Hai 20, 2023Bắt Trend Với 10 Món Chay Ngon Từ Trái Thanh Long
Tháng Mười Hai 20, 2023Rau chân vịt rất tốt cho sức khoẻ nhưng bạn đã biết sử dụng rau chân vịt đúng cách để giữ nguyên chất dinh dưỡng?
Hãy cùng Thuần Chay tìm hiểu cách chế biến rau chân vịt đúng cách và những điều lưu ý khi sử dụng rau chân vịt tại bài viết này nhé!
Tìm hiểu về rau chân vịt
Rau chân vịt hay còn gọi cải bó xôi, rau bina, là một loại cây thân thảo, Họ Dền, có nguồn gốc từ khu vực Trung Đông của Trung Quốc. Loại rau này có hình trứng đầu nhọn, mặt lá xuất hiện 3 đường gân trông giống như chân vịt, mép lá có hình răng cưa thưa.
Cũng giống như các loại rau ăn lá khác, rau chân vịt cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin, chất xơ và một số khoáng chất phong phú nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe.
Ngày nay, rau chân vịt được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á và Tây Nam Á. Tại Việt Nam, loại rau này được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt và một số tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hà Nam, Hà Nội,…
Cách sử dụng rau chân vịt giữ nguyên chất dinh dưỡng
ThS. Cynthia Sass, chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng tại Mỹ, cho biết, trong một nghiên cứu của Thụy Điển, rau chân vịt được nấu bằng nhiều phương pháp khác nhau trong tối đa 90 phút. Kết quả cho thấy rau chân vịt nấu càng lâu, mức lutein còn lại càng giảm. Khi chiên ở nhiệt độ cao, một phần lớn lutein bị phân hủy chỉ trong vòng hai phút.c
Các nhà khoa học cho biết cách tốt nhất để giữ lượng lutein tối đa trong rau chân vịt là xay sinh tố kết hợp với chất béo có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như bơ với mục đích làm cho nhiều lutein được tiết ra từ lá và chất béo làm tăng khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã xem xét ảnh hưởng của các phương pháp nấu ăn khác nhau đến hàm lượng vitamin trong một số loại rau được chọn, bao gồm rau chân vịt. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc nấu chín làm giảm lượng vitamin K, vitamin E trong rau chân vịt nhưng lại làm tăng hàm lượng vitamin A.
Chính từ các nghiên cứu khoa học trên, việc sử dụng rau chân vịt tốt nhất là kết hợp dùng sống và nấu chín (không nấu quá kỹ).
Có thể bạn sẽ quan tâm: 11 Công Dụng Tuyệt Vời Của Rau Chân Vịt
Những điều lưu ý khi sử dụng rau chân vịt
Sử dụng quá nhiều rau chân vịt có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận
Rau chân vịt có hàm lượng oxalat cao, và việc tiêu thụ quá nhiều chúng trong một thời gian có thể dẫn đến hình thành sỏi thận. Vitamin K trong rau chân vịt cũng có thể gây trở ngại cho thuốc làm loãng máu và một số loại thuốc khác.
100g rau chân vịt chứa 970mg oxalat, là hợp chất có thể hình thành sỏi trong cơ thể con người nếu tiêu thụ quá mức. Thông thường, sỏi thận được hình thành do sự gia tăng hàm lượng oxalat trong nước tiểu. Sỏi thận phổ biến nhất là sỏi canxi oxalat.
Sử dụng rau chân vịt luộc có thể làm giảm nồng độ oxalat ở một mức độ nào đó. Kết hợp thực phẩm cung cấp canxi (như sữa hoặc phô mai) với rau chân vịt cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành sỏi.
Người bệnh gout nên lưu ý khi sử dụng rau chân vịt
Rau chân vịt có chứa purin, hợp chất hóa học được cho là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Tuy nhiên, thiếu mối liên hệ đáng kể giữa việc ăn các loại rau giàu purin và bệnh gout. Do đó, cần phải nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Do đó, nếu bạn đang đối phó với bệnh gout, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng rau chân vịt có thể dùng vì màu xanh của lá cũng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc bạn đang sử dụng.
Sử dụng quá nhiều rau chân vịt có thể can thiệp vào chất làm loãng máu
Rau chân vịt chứa hàm lượng cao vitamin K, một loại khoáng chất làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu.
Thuốc làm loãng máu thường được sử dụng để ngăn ngừa sự khởi phát của các cơn đột quỵ. Warfarin là chất làm loãng máu được kê đơn cho những người có nguy cơ hình thành cục máu đông cao. Vitamin K được phát hiện làm giảm hiệu quả của warfarin do vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cục máu đông trong cơ thể.
Tuy nhiên, bạn không nên loại bỏ vitamin K khỏi chế độ ăn uống vì rau chân vịt cũng chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Vitamin K cũng có một vai trò trong việc ngăn ngừa vôi hóa động mạch, bệnh tim mạch, ung thư và loãng xương .
Thỉnh thoảng ăn rau chân vịt với lượng vừa phải có thể là một lựa chọn an toàn hơn nếu sức khỏe ổn định và không đang trong giai đoạn mắc bệnh cấp tính.
Trên đây là những thông tin về rau chân vịt, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về loại thực phẩm dinh dưỡng này để sử dụng đúng cách và bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình tốt hơn.
1 Comment
[…] Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách Sử Dụng Rau Chân Vịt Đúng Cách Và Những Điều Lưu Ý […]